You are currently viewing In Lụa Là Gì? Ứng Dụng In Lụa Trong Ngành Quà Tặng
  • Post author:

In Lụa Là Gì? Ứng Dụng In Lụa Trong Ngành Quà Tặng

 

Là kinh doanh trong lĩnh vực quà tặng chắc chắn bạn luôn hay được nghe tới sản phẩm này được in lụa ( in lưới), hay với các báo giá cho khách hàng với phương pháp in lụa? Hoặc đơn giản là báo giá theo yêu cầu của khách hàng với phương pháp in lụa! Vậy in lụa là gì? Các ứng dụng của nó ra sau với ngành quà tặng? Hãy đi sâu vào bài viết dưới đây để hiểu ơn về phương pháp in này!

 

 

Xem thêm:

—> Kiến thức in ấn quà tặng kinh doanh ozeo.vn cần biết!

—-> Những yếu tố để trở thành một sale ngành quà tặng thành công!

Lưu Ý: Bài viết này viết chuyên cung cấp kiến thức cho sale của Ozeo.vn và phục vụ cho nội bộ, bạn đọc không phải thành viên của hệ thống xin tham khảo như một cách nhìn khác về phương pháp in này. Bài viết có nhiều yếu tố chủ quan từ người viết bài và có thể chỉ phù hợp với nội bộ công ty.

1. In Lụa Là Gì?

In lụa là phương pháp in đã có mặt từ rất lâu đời, ra đời từ hơn 1000 năm trước. Với nguyên lý cơ bản là dựa vào sự thẩm thấu của mực in qua 1 tấm lưới có hình dạng cần in để từ đó gạt tán mực trên bề mặt vật liệu cần in. Vì sao được gọi là in lụa? Từ sơ khai các nghệ nhân đầu tiên đã sử dụng lụa như một bề mặt của khuôn in để thực hiện phương pháp in này. Sau này người ta phát triển thêm các chất liệu khác để thay thế lụa nhưu là các chất liệu tổng hợp, tấm lưới thép…..

Về cơ bản phương pháp in lụa có thể áp dụng được in gần như hết các chất liệu, hình ảnh màu sắc đa dạng.

2. Các Bước Khi Tiến Hành In Lụa Cơ Bản.

Về cơ bản in lụa có các bước cơ bản sau:

B1: Chuẩn bị khung in và keo.

Đầu tiên người thợ in chọn một khung phù hợp với kích thước cần in (kích thước in rất đa dạng đôi khi nhỏ đủ để in lên một cây bút bi, nhưng cũng có thể rất lớn để in trên cả một khổ vải), khung in trước đây thường được làm bằng gỗ, nhưng hiện tại phần lớn đã được chuyển thành làm bằng nhôm- một chất liệu nhẹ và bền hơn , có thể tái sử dụng nhiều lần và thợ in rất dễ thao tác trong quá trình làm việc. Sau đó pha keo PVA để phủ nên bề mặt của lưới in.

B2. Xuất film , chụp bản in.

Đây là một bước quan trọng nhất trong quá trình in lụa nó quyết định chất lượng của thành phẩm về sau này. Thường là thợ in sẽ định hình film in trên bề măt lưới sau đó phơi dưới ánh sáng đèn ( đèn chụp bản) sau một khoảng thời gian nhất định tùy vào tính chất của keo sẽ mang ra xịt nước. Bản chất của quá trình này là những phần nào của keo được che lấp bởi film sẽ không bị khô đi dưới ánh sáng đèn. Quá trình xịt nước sau đó sẽ rửa trôi đi những phần keo không bị khô từ đó những phần keo đã khô tạo nên hình ảnh cần in. Quá trình này yêu cầu kinh nghiệm và kỹ thuật của người thợ in, việc keo quá khô hoặc quá non sẽ dẫn đến chất lượng bản in không đảm bảo. Một thiết kế in lụa đơn sắc có thể sử dụng 1 khuôn in các thiết kế đa sắc có thể sử dụng nhiều khung in.

B3. Pha mực.

Bước này người thợ in sẽ pha màu mực của logo hoặc thiết kế mà khách hàng yêu cầu. Có thể là logo 1 màu, nhiều màu, đơn sắc, hình ảnh. Thường thì mỗi khung lụa sẽ được kéo 1 màu. Sự kết hợp nhiều khung lụa với nhiều màu sẽ tạo nên một logo mong muốn của khách hàng. Mỗi một người thợ in lụa đều có kinh nghiệm pham màu khác nhau dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nhưng tất cả đều tuân theo nguyên lý pha màu căn bản.
Gợi với các bạn: Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu “nguyên lý pha màu cơ bản”

B4. Kéo Màu.

Quá trình kéo màu thực chất là quá trình từ việc căn khuôn vào vị trí đúng cần in trên sản phẩm. Với một sản phẩm đơn sắc thì có thể đơn giản hơn, nhưng với một sản phẩm nhiều hơn 1 màu, in cham, việc căn chỉnh khuôn sẽ mất rất nhiều thời gian với các màu thứ 2 trở lên. Việc sai sót trong quá trình này sẽ dẫn tới các màu in không trùng khớp với nhau. Dẫn tới việc lệch màu. Có thể các kinh doanh sẽ hay gặp các vật phẩm vị lệch màu trắng, thường là khi in một màu sắc nhất định lên bề mặt của một chất liệu không phải màu trắng trong quá trình in lụa sẽ phải in một lớp lót trắng, tuy nhiên quá trình in màu trên lớp trắng nếu không được căn chỉnh màu hợp lý sẽ dẫn đến việc lệch 2 màu này với nhau dẫn tới việc lệch màu trắng và có thể nhìn thấy 1 viền trắng mỏng quanh vùng in. Việc này nguyên nhân cũng xuất phát từ việc căn chỉnh khung in không đúng giữa các lần in khác nhau, hoặc thao tác không chuẩn của thợ in.

B5. Sấy Khô.

Công đoạn cuối cùng của quá trình in là quá trình sấy khô. Việc sấy khô có thể dùng đèn UV, máy sấy, đèn hồng ngoại, gió tự nhiên, nắng…… Tất các các yếu tố để làm khô bề mặt in. Quá trình này cũng rất quan trọng nếu như không muốn các sản phẩm in bị lem màu, dính màu, hư hại bề mặt in. Quá trình sấy khô cũng có những kỹ thuật nhất định để gia tăng độ bền của hình ảnh in, tùy vào chất liệu của sản phẩm cần in mà tìm một phương pháp hợp lý nhất và đạt được hiệu quả cao nhất.

Trên đây là 5 bước cơ bản của một quá trình in, nếu như một nhân viên sale các bạn cũng nên tìm hiểu sâu hơn để hiểu thật thấu triệt các quá trình này. Nếu các bạn tự tin về kiến thức thì việc tư vấn cho khách hàng hoặc trong quá trình tư vấn sẽ đưa ra được một giải pháp hợp lý hơn với sản phẩm khách hàng mong muốn. Nền tảng của mọi kỹ năng đó là kiến thức nên hãy cố gắng học tập một cách nghiêm túc.

3. Ưu Và Nhược Điểm Của Phương Pháp In Lụa.

Một điều mà các kinh doanh cần phải nằm lòng khi tìm hiểu các kiến thức và phương pháp in ấn đó là ưu nhược điểm của nó.
Ưu điểm:

– Giá thành rẻ tương đối so với phương pháp in khác: Việc sử dụng các vật liệu và mực in khá đơn giản so với các phương pháp in khác dẫn đến giá thành của in lụa rẻ tương đối với các phương pháp in khác với số lượng đủ lớn, tại sao lại là với số lượng đủ lớn, vì việc in lụa với số lượng nhỏ quá trình chuẩn bị từ bước 1 đến bước 5 cũng không khác gì với số lượng lớn. Nên chi phí và thời gian trung bình trên một sản phẩm với số lượng nhỏ sẽ rất cao. Với số lượng đủ lớn thì phương pháp này trở lên ưu việt hơn hẳn về chi phí.
– Thời gian in nhanh với số lượng lớn: Với một số lượng lớn và màu sắc đơn giản thì phương pháp in này khá nhanh so với các phương pháp khác. Nếu kinh doanh của ozeo biết thì việc in lụa logo 1 màu trắng cơ bản sẽ nhanh hơn rất nhiều với việc cũng in 1 màu đó trên máy in UV hoặc in chuyển nhiệt.

– Chi phí đầu tư sản xuất đơn giản: Việc đầu tư một xưởng in lụa sẽ đòi hỏi chi phí không cao như các phương pháp in khác. Là phương pháp in quốc dân, dễ tiếp cận và cũng khá dễ dàng khởi nghiệp với phương pháp in này. Tuy nhiên việc rào cản gia nhập ngành không cao nên độ cạnh tranh của ngành này sẽ rất cao.
– Bề mặt in láng và hạt mực rất mịnh so với phương pháp in kỹ thuật số ( UV, chuyển nhiệt…)

Nhược Điểm: Ưu điểm là vậy nhưng phương pháp in này cũng có rất nhiều nhược điểm có thể liệt kê như sau:
– Thời gian chuẩn bị lâu với số lượng ít nên với số lượng không đủ lớn chi phí trên một đầu sản phẩm khá đặt đỏ so với các phương pháp in kỹ thuật số ( UV, chuyển nhiệt). Tốc độ lại không nhanh bằng in Pad.
– Đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm của người thợ in lành nghề. Nếu như chỉ in một màu trắng đơn giản trên một chất liệu đơn giản thì có thể một người gần như không có kiến thức gì về in lụa cũng có thể thực hiện được. Nhưng nếu chỉ nâng cao hơn một chút là in một màu đơn sắc màu pha sẽ là khó khăn hơn rất nhiều. Đòi hỏi người thợ in phải có kỹ năng pha màu nhất định. Thông thường với số lượng lớn sẽ phải trải qua quá trình duyệt mẫu. Sẽ ra sao khi quá trình in mẫu ra một màu nhưng quá trình in hàng người thợ in lại không thể pha ra màu giống với màu mẫu. Đây có thể là một ác mộng với một người sale trong lĩnh vực quà tặng hay bất cứ một người sale trong một ngành nào sử dụng phương pháp in này. Nó sẽ tốn rất nhiều thời gian xử lý, giải thích cho khách hàng làm giảm hiệu suất của sale và uy tín của công ty.
– Tốn nhiều thời gian hơn với quá trình lên và in mẫu. Đây là một nhược điểm chí mạng của phương pháp in này. Điều này khiến Ozeo.vn không chọn phương pháp này là phương pháp in chính yếu của công ty. Tính kịp thời khi cung cấp đúng hẹn mẫu mã và sản phẩm nhằm rút ngắn vòng quay từ đặt hàng-sản xuất mẫu- in hàng- giao hàng và làm hài lòng khách hàng về mặt thời gian là một trong những năng lực cạnh tranh của công ty, vậy nên với một sản phẩm thực hiện in lụa sẽ làm kéo dài khá nhiều thời gian và tài nguyên của ozeo.vn. Nên với phương pháp in này khi và chỉ khi có số lượng đủ lớn hoặc có các yếu tố kỹ thuật can thiệp thì chúng ta mới sử dụng phương pháp in này.

Nhìn chung ưu hay nhược điểm còn phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm của công ty chủ quản lựa chọn, phương pháp tiếp cận khách hàng, tính chất của đơn hàng, đó cũng là 2 mặt phản biện bất kỳ của một sự việc nhất định. Có thể với đơn hàng A nó là nhược điểm nhưng đơn hàng B nó lại là ưu điểm. Vậy nên với mỗi khách hàng, đặc điểm của sản phẩm, đặc tính của đơn hàng khác nhau kinh doanh cần có cái nhìn khác nhau về phương pháp in này để chọn lựa cho phù hợp.

4. Ứng Dụng Của In Lụa Trong Các Sản Phẩm Quà Tặng Chung Và Ozeo.vn Riêng.

Nhìn chung ứng dung trong ngành quà tặng có 2 dạng chung như sau:
Các sản phẩm dạng phẳng:
– Túi giấy
– Áo mưa, Áo thun
– Dù cầm tay
– Túi vải
IN Bút bi, bút chì các loại bút hầu hết đều có thể in lụa
– Sổ tay… các sản phẩm có bề mặt phẳng đồng nhất đều có thể sử dụng.
Các sản phẩm dạng tròn:
– Ly uống nước,in ly giữ nhiệt..
– Các loại ly sử dụng một lần, ly giấy…
– Bình nước, bút bi……

Ứng Dụng Trong Gia Công Sau In
– Một số khái niệm như UV định hình, UV toàn phần, UV cục bộ hay sử dụng trong các công đoạn gia công sau in thực chất là phương pháp in lụa.

5. Một Vài Câu Hỏi Thường Gặp.

– Có thể in hình ảnh bằng in lụa không?  Câu trả lời: Có.
Xem video dưới đây:

-Ozeo có in lụa không: với các đơn hàng cụ thể ozeo.vn có thể áp dụng phương pháp in lụa.
– In lụa có tốt không: Tốt hay không tốt tùy thuộc vào độ tương thích của vật liệu và mực in và kỹ thuật của thợ in. Thế nên sẽ không có một câu trả lời chung cho tất cả.

Tổng Kết: Với kinh doanh của ozeo.vn và HTV group việc biết kiến thức về phương pháp in này một cách tường tận là một trong những yêu cầu kiến thức cơ bản của vị trí này. Bài viết này cũng chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để kinh doanh có thể nắm được. Bài viết cũng có thể chưa hoàn chỉnh hết về mặt kiến thức nên các kinh doanh trong quá trình làm việc cũng nên liên tục update thêm kiến thức mới về lĩnh vực này.